Bức tường Berlin còn có cái tên gọi khác là “bức tường ô nhục” ngăn cách hai miền Đông Đức và Tây Đức trong suốt 27 năm. Đây chính là biểu tượng nổi tiếng nhất trong cuộc chiến tranh lạnh giữa hai miền của nước Đức nó đã lấy đi sinh mạng của gần 200 người khi họ tìm cách để vượt qua “Tường thành bảo vệ chống phát-xít” này.
Bài viết liên quan:
Kinh nghiệm đi du lịch Đức
Du lịch Hamburg – Đức với những địa điểm nổi tiếng
Những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất tại Đức
1. Vài nét chính về bức tường Berlin
Với tổng chu vi là 155 km, hàng rào tín hiệu dài 127.5 km, 302 tháp quan sát, 259 chó đặc nhiệm cùng với hơn 11.000 binh sĩ… bức trường Berlin đã ngăn cách thành công hai miền Đông – Tây nước Đức. Bức tường này được hình thành từ bốn bức tường khác nhau: hai hàng rào thép gai có dây báo động, hai bức tường bê tong cao 2 đến 3 mét dưới đất là hệ thống báo động khi có người chạm vào…
Ban đầu bức tường này chỉ là những sợi dây thép gai sau đó nó được thay thế bằng tường gạch và bê tông cao tới 5 mét, năm 1980 hệ thống hàng rào điện đã được thiết lập dọc theo biên giới hai miền Đông – Tây.
2. Tại sao lại có bức tường Berlin?
Sau thế chiến thứ II, Đức bị chia cắt thành hai miền Đông – Tây. Miền Đông Đức thuộc về Liên Xô (hiện tại là Liên bang Nga), miền Tây Đức thuộc về Mỹ, Pháp và Anh đồng nghĩa với việc miền đông Đức theo chế độ xã hội chủ nghĩa còn miền Tây Đức là chủ nghĩa tư bản. Khi chưa có lệnh phong tỏa người dân hai miền Đông – Tây nước Đức có thể dễ dàng qua lại vui chơi, học tập, làm việc.
Dưới sự cầm quyền của chế độ tư bản, miền Tây Đức rất phát triển nên đã thu hút được rất nhiều người trẻ tuổi: kỹ sư, bác sĩ, giáo viên… di cư từ Đông Đức sang. Vào tháng 6/1961 có khoảng 19.000 người rời Đông Đức, 30.000 người nữa di cư vào tháng 7/1961, ngày 11/8 thêm 16.000 người sang Tây Đức và có thêm 2.400 người nữa vượt biên sang Tây Đức ngày 12/8.
Đối mặt trước tình hình dòng người di tản ngày càng đông, đêm ngày 12/8/1961 chính quyền Đông Đức đã quyết đinh dựng lên một bức tường để ngăn cách hai miền biên giới vĩnh viễn. Bức tường đó là bức tường Berlin.
3. Bức tường Berlin được xây dựng trong bao lâu?
Do tình hình dòng người di tản gia tăng liên tục, đêm ngày 12 sạng sáng ngày 13/8 quân đội quốc gia với 5000 cảnh sát biên phòng, 5000 người thuộc lực lượng công an nhân dân và 4500 người thuốc lực lượng công nhân vũ trang đã bắt đầu phong tỏa các tuyến đường đi bộ, tuyến đường sắt dẫn sang Tây Berlin.
Có tài liệu ghi chép: “Người dân ở cả hai phía của thủ đô Berlin thức dậy và thấy mọc lên một hàng rào dây kẽm gai, trong khi một bức tường lính đứng dọc theo ranh giới chia đôi Berlin. Bức tường Berlin ra đời”.
Những hàng rào thép gai dài gần 50 km cắt ngang thành phố Berlin, người dân ở miền Đông – Tây Đức đều bị cấm di tản. Ngày 15/8 những hàng rào thép gai được thay bằng những bức tường bê tông cao 3,5 mét dày 1,2 mét. Cuối năm 1961 bức tường được mở rộng cả về quy mô lẫn phạm vi với chiều cao 5 mét trên đỉnh có hàng rào thép gai với hệ thống báo động khi có người chạm vào, được canh gác 24/24 với nhữn ụ súng máy và mìn chuyên dụng.
Năm 1980 hệ thống tường chắn và hàng rào điện được mở rộng chạy dọc theo đường biên giới gần 1.400 km giữa hai miền nước Đức.
4. Bức tường ô nhục sụp đổ – chiến tranh lạnh kết thúc:
Cách đây 26 năm vào ngày 09/11/1989 bức tường biểu tượng cho sự chia rẽ hai miền nước Đức của cuộc chiến tranh lạnh đã bị sụp đổ sau hơn 28 năm tồn tại. Những nguyên nhân tác động đến sự sụp đổ này là xuất hiện các cuộc biểu tình có quy mô rộng lớn. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là việc mở cửa biên giới giữa hai nước Áo và Hungary vào ngày 11/9 giúp cho các công dân hai miền Đông – Tây nước Đức có thể qua lại với nhau mà không cần đi qua bức tường kia nữa.
Vào 23h ngày 9/11/1989 cửa khẩu biên giới tại đường Bornholm ở Berlin được mở đầu tiên người dân hai bên tường hô to: “Tor auf!”( mở cửa đi!). Đêm đó họ tràn qua những chạm kiểm soát cầm những chiếc búa, dùi để đục đẽo bức tường xấu xí kia.
Đọc thệm: Ngã ngửa với văn hóa “làm ít được nhiều” tại Đức
Vào ngày 22 tháng 12 năm 1989, toàn bộ những cổng ngăn cách giữa bức tường chính thức mở cửa. Gần 01 năm sau khi bức tường Berlin sụp đổ Đông và Tây Đức chính thức hợp nhất vào ngày 03/10/1990 trở thành Cộng hòa Liên bang Đức ngày nay.